Bệnh đường ruột ở gà là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho gà bị chết trong quá trình chăn nuôi. Những ảnh hưởng từ bệnh đường ruột khiến năng suất nuôi gà bị giảm sút. Thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi gà. Cùng Gemwin tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột ở gà, triệu chứng và cách khắc phục kịp thời nhé!
Đặc điểm để nhận biết gà mắc bệnh đường ruột
Gà mắc phải bệnh đường ruột ở gà có nguy cơ tử vong rất cao. Vì chúng thường ủ bệnh một thời gian dài. khi bắt đầu có dấu hiệu để nhận biết thì người nuôi đã trở tay không kịp.
Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đường ruột ở gà:
- Gà kén ăn chậm lớn, bỏ ăn nhiều ngày.
- Gà ủ rũ, đi lại không vững hoặc nặng hơn là bại liệt.
- Phân gà bỗng đổi sang màu sắc không bình thường.
- Gà con bị phình bụng rất to, mắt có sán, mắt bị chảy dịch thường xuyên.
Khi nuôi gà bạn phải theo dõi tình hình của chúng thường xuyên. Kiểm tra cân nặng của gà so với tiêu chuẩn và các con khác trong đàn. Từ đó phát hiện ra gà bị bệnh sớm nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột ở gà
Bệnh đường ruột ở gà có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Gà mắc bệnh do các vi khuẩn gây hại xâm nhập
Các vi khuẩn gây bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến gà. Chúng là tác nhân chính gây ra bệnh đường ruột. Có thể kể đến một số bệnh điển hình sau:
- Bệnh đường ruột ở gà do viêm ruột hoại tử: Bệnh này do vi khuẩn clostrium perfringens type C gây ra. Gà giảm ăn chậm lớn, thường xuyên có biểu hiện nằm sấp, gục đầu không đứng dậy được.
- Bệnh đường ruột do thương hàn, bạch lỵ: Vi khuẩn Salmonella Pullorum là nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn bạch lỵ. Gà có dấu hiệu chướng hơi, chán ăn. Phân có màu trắng vàng và bết dính ở hậu môn.
- Gà bị bệnh đường ruột do bệnh Ecoli: Vi khuẩn Escherichia Coli là tác nhân khiến gà bị mềm nhũn, gầy gò, xù lông. Gà mắc bệnh sẽ bị bại liệt, đi đứng không vững đầu gật gù và chết hàng loạt sau vài ngày.
Gà rối loạn tiêu hóa do thức ăn
Gà bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn có thể bắt đầu từ thời điểm tách đàn 7 – 10 ngày tuổi. Lúc này hệ thống tiêu hóa của gà còn rất yếu và dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Các tập tính ăn sỏi, ăn lá cây có thể khiến gà bị bệnh đường ruột ở gà con. Khi gà còi cọc kén ăn, phân chuyển thành màu cam. Gà con thường xuyên tụm thành đống và lây sốt cho nhau.
Cách chữa trị và khắc phục khi gà mắc bệnh đường ruột
Để nuôi gà khỏe mạnh đẻ phục vụ mục đích chọi gà hay gà lấy thịt gia tăng kinh tế bạn cần lưu ý trong quá trình chăm sóc chúng.
Chú ý đến thức ăn và chế độ dinh dưỡng của gà
Khi bắt đầu tách đàn bạn hãy mua cho gà con các sản phẩm cám hỗ trợ hoặc thuốc chuyên đặc trị về tiêu hóa để trộn vào thức ăn cho gà con.
Với gà trưởng thành chú ý đến khẩu phần, dinh dưỡng. Đảm bảo đầy đủ Protein, chất xơ và sinh vật có lợi cho gà.
Mua các loại thuốc đặc trị cho gà
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở gà và mức độ phát bệnh để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Sử dụng kháng sinh, vitamin tổng hợp chất điện giải cho gà bị vi khuẩn xâm nhập.
Với gà con dễ nhiễm thương hàn bạch lỵ bạn chú ý giữ ấm chuồng trại và sử dụng các vitamin tổng hợp trộn cho gà ăn.
Tẩy giun sán định kỳ cho gà để tránh cho gà theo định kỳ để tránh các bệnh do giun sán gây ra.
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho gà
Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại để tránh các mầm bệnh độc lại. Đồng thời tạo cho gà môi trường sống tự do để chúng không bị ám ảnh nuôi nhốt. gà vận động nhiều cũng tăng sức đề kháng và tránh khỏi bệnh đường ruột ở gà.
Lưu ý về bệnh đường ruột ở gà
Một số lưu ý khi gà bị mắc bệnh đường ruột:
- Không nên cho gà chọi tiếp tục thi đấu. Nên cho gà nghỉ ngơi để dành thời gian chữa khỏi bệnh trước.
- Cung cấp các loại thức ăn có sẵn dinh dưỡng dạng đơn chất. Không cho gà ăn thức ăn thô khó tiêu.
- Nên pha thuốc theo kê đơn vào trong nước cho gà uống hàng ngày.
- Cách ly gà chọi ra khỏi dàn để tránh lây lan vi khuẩn virus. Hiện nay gà bị mắc bệnh là một trong những dấu hiệu quan trọng nhận biết dịch. Bệnh đường ruột ở gà cũng có thể bùng phát thành dịch bệnh và gây nguy hiểm cho cả đàn gà. Do đó hãy cố gắng cách ly con gà bị bệnh để kịp thời ngăn chặn.
- Nếu như thấy gà không có tiến triển về sức khỏe thì hãy tiếp tục cách ly tránh việc gà đi vào đàn bùng phát dịch.
Lời kết
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn xung quanh vấn đề bệnh đường ruột ở gà. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc gà chọi của mình. Để con chiến kê của bạn luôn mạnh khỏe và dẻo dai tránh xa bệnh tật.